[Bạn Sâu bị ốm] Kỳ 1: Chân tay miệng

Home/Review đồ dùng cho mẹ và bé/[Bạn Sâu bị ốm] Kỳ 1: Chân tay miệng

Thật ra hôm nay mình định viết một bài về vụ viêm mũi dị ưngs của bạn Sâu mà đang muốn tìm thêm thông tin chuyên sâu  về một số khái niệm nên tạm thời để sang tuần sau. Tuần này nói về chân tay miệng đã, dù sao cũng đang đợt dịch.
Bạn Sâu đã từng bị : Tiêu chảy – sốt virus – viêm miệng – tay chân miệng. Đặc biệt các bệnh lý về mũi thì nhiều vô số kể,. Nên chắc mình sẽ viết 4 bài mỗi bài 1 bệnh chia sẻ kinh nghiệm mình chăm sóc bạn Sâu khi ốm nhé.
Thôi giờ vào chủ đều chính : Bạn Sâu bị chân tay miệng 2 lần rồi, và 1 lần bị nghi ngờ ctm mà hổng phải, viêm miệng bình thường thôi.
Thường  thì chân tay miệng biểu hiện thế nào chắc các bạn cũng biết , giờ mình copy lại ở đây, bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì vào link này đọc : http://www.nihe.org.vn/new-vn/hoi-dap-ve-dich-benh-dich-benh-khac/3740/Benh-tay-chan-mieng-vao-mua-Nhung-dieu-can-biet.vhtm

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh.

     Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:

          – Sốt cao – thường khoảng 38-39°C.

– Chán ăn.

– Ho.

– Đau bụng.

– Đau họng.
Đôi khi, bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra.Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ.

     Loét miệng: Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.

Đầu tiên, những nốt này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng-xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5-10 vết trong miệng.

Những vết này có thể rất đau khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt, khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc. Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.

     Nổi ban trên da: Rất nhanh sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ.

Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Những nốt này thường không đau và không ngứa, mặc dù chúng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức. Điều quan trọng là không được làm vỡ những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan.

Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.”

Triệu chứng của bạn Sâu:
Lần 1: đêm sốt nhẹ, sáng ra hết. Sáng nổi nốt ban li ti (như vết phát ban nhé) ở lòng bàn chân, sau đó lan ra lòng bàn tay, miệng không bị nhưng trong họng cũng nổi ban li ti như tay, chân .
Lần 2: Khóng sốt. Chảy nước mũi, nổi mụn nước ở tay và chân, miêngj hoàn toàn bình thường.

Các bước chăm sóc bạn Sâu:
Bước 1: Cho con đi khám bác sĩ để chắc chắn là con bị tay chân miệng. và đẻ bác sĩ xac sđịnh xem con bị tay chân miệng độ mấy, bạn Sâu 2 lần đều là tcm độ 1. Nhưng các bạn ở trường cũ của bạn Sâu cũng có bạn đã bị tcm độ 2 (hoặc 3) gì đó, nói chung là nặng hơn bạn Sâu và phải vào viện, do đó cẩn tấc vô áy náy. NẾu tháy con có biểu hiện nên đi khám .
Bước 2: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Tiệt trùng đồ ăn uống của con
Bước 3: Khi chăm con bố mẹ luôn rửa tay bằng xà phòng, các đồ dùng ăn uống tiệt trùng bằng sạch, đồ chơi cất bớt đi, tiệt trùng những đồ chơi cho con chơi trong thời gian bị tcm.
Bước 4: Xịt rửa mũi hàng ngày cho con, cho con uống oresol và uống thật nhiều nước, sữa, nước cam, nước chanh để thải độc. Luôn rửa tay cho con trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài về.
Bước 5: Cho con súc miệng nước muối thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn.
Bước 6: Lau người bằng nước muối hoặc dung dịch ozone mua ở Viên Khoa học và cong nghệ 18 Hoàng Quốc Việt.
Cái bước 6 này thì thật ra là mình đã tìm hiểu khá nhiều tài liệu và có hỏi ý kiến ông ngoại bạn Sâu (làm khoa học) và được ông bảo là nó khá lành và tốt  nếu dùng đúng cách nên có thể dùng ngoài da được nên mình chỉ dùng cho bạn Sâu  lau người và pha theo đúng hướng dẫn tỉ lệ chứ không dùng để cho con súc miệng bao giờ . Mình sử dụng song song cả nước muối sinh lý và dung dịch ozone cho con, nước muối sinh lý chủ yếu để tắm (ngày hết khoảng 1 thùng đấy), rửa đít …còn ozone chủ yếu là để lau chân, tay chỗ có nổi nốt . Nếu bạn thấy nghi ngờ về nước ozone thì chỉ cần dùng nước muối sinh lý 0.9% mình cũng thấy ổn 
Sau các bước ở trên thì làn 1 bạn Sâu khỏi nhanh khoảng 3 ngày là các vết lặn hết sạch sành sanh, mình cho đi khám để kiểm tra bên trong miệng thì con cũng đã khỏi. Lần 2 thì khoảng 5 ngày là các vết mụn bọc cũng lặn mụn nhưng vẫn còn vết đỏ mờ mờ trên longf bàn chân, bàn tay. Sau 2 ngày thì khỏi hẳn.
V
Bước 7: Khi con khỏi, ngâm toàn bộ đồ chơi, và đồ dùng của bạn Sâu với nước ozone để diệt khuẩn, dọn dẹp nhà cửa, giặt chăn màn, ga giường. Phơi thật khô ngoài nắng, không có nắng thì sấy khô rồi mới cho con dùng. 
Nếu mình nhớ không nhầm thì các mẹ có khuyên sử dụng dung dịch gì đó để tẩy trùng trong nhà, dung dịch mà chuyên dùng cho các trường học í, nhưng do mình không mua được và bố mình có nói cái ozone có thể làm dung dịch sát khuẩn được nên mình dùng ozone để vệ sinh toàn bộ nhà luôn, 
Kinh nghiệm nho nhỏ của mình vê điều trị tay chân miệng , quan trọng là bố mẹ phải bình tĩnh, nên cho con đi khám bác sĩ, và giữ vệ sinh cho con sạch sẽ thì con sẽ khỏi rất nhanh thôi.

Comments

comments

By | 2015-04-17T07:26:34+00:00 April 17th, 2015|Review đồ dùng cho mẹ và bé|0 Comments

About the Author:

Mẹ Ong Bông
Xin chào các bạn đến với blog của Mẹ Ong Bông. Hi vọng blog này sẽ giúp ích được cho các bạn trong hành trình nuôi dạy con cái của mình