Bài viết này mình dịch từ sách The Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D. Bản dịch hoàn toàn là với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu. Trong bản dịch chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong các mẹ thông cảm, nếu có sự sai sót nào lớn mong các mẹ liên hệ với mình để mình sữa chữa lại ngay.
Giúp đỡ bé khám phá thế giới xung quanh thông qua Chuyển động cơ thể.
1. Giúp bé lăn tròn, lật ngửa người lại.
– Cho bé nằm sấp, đặt 1 vật bắt mắt bên cạnh bé. Để lấy được đồ vật đó, bé buộc phải tìm cách để lật ngửa lại hoặc lăn tới đó, bạn hãy cổ vũ bé để bé cố gắng và khen ngợi cố gắng của bé . Khi bé đã lấy được đồ vật đó, hãy thử để nó ra xa hơn.
– Chơi trò chơi bằng cách giúp bé lăn qua lăn lại.
2. Giúp bé tập bò.
– Đẩy thân người bé lên trước.
– Đặt đồ vật bắt mắt trước mắt bé.
– Bắt chước cử động của bé.
– Làm mẫu cho bé.
3. Để bé trườn hoặc lăn lộn mà không mặc gì.
Giúp bé khám phá Thế giới xung quanh thông qua thao tác và trải nghiệm
1. Để cho bé khám phá càng nhiều vật thể càng tốt. Để cho bé cầm, nắm, lắc, lăn đi lăn lại, đập và gặm đồ vật để nếm và cảm nhân. Ví dụ cho bé khám phá đồ chơi tổng hợp như nút (có thể phát ra tiếng động khi bấm vào), động vật có thể kéo ra kéo vào, bóng…..
2. Nếu bạn nhận thấy bé đang cố gắng làm gì đó mà có vẻ như không được thành công lắm bạn có thể giúp bé bằng cách nắm tay bé và chỉ cho bé cách làm đúng hoặc làm mẫu cho bé.
3. Nếu con bạn có biểu hiện mệt mỏi vì cố gắng đẩy mình lên bằng tay quá nhiều, hãy hỗ trợ bé để bé có thể thoải mái sử dụng đôi bàn tay của mình, ví dụ như cho bé ngồi/nằm lên lòng bạn và cùng nhau khám phá đồ chơi.
4. Nếu bé đam mê thám hiểm , bạn có thể làm phong phú môi trường quanh bé bằng cách cho bé chơi những đồ chơi và những đồ vật ở nhiều hình dạng khác nhau như tròn, vuông hoặc làm từ các vật liệu khác nhau như gỗ và nhựa. Cho bé chơi các loại vải khác nhau, và các loại giấy khác nhau (như giấy trắng, giấy báo…)
5. Nếu bé thích khám phá tiểu tiết, hãy cung cấp cho bé những đồ vật hấp dẫn bé đê khám phá càng lâu càng tốt.
6. Thực hiện các biện pháp baỏ đảm an toàn trong ngôi nhà của bạn
– Không bao giờ để những vật nhỏ như cúc áo, kim hay tiền xu gần bé.
– Khi bạn cho bé ăn hoặc bé ngồi lên lòng bạn trong giờ ăn, đảm bảo để bé không sờ phải bát đựng đồ nóng.
– Không bao giờ để nước nóng gần nơi bé có thể với tới.
– Sử dụng chặn cầu thang, chặn cửa, và chặn những nơi nguy hiểm.
– Để những thức có chất hóa học và thuốc xa khỏi tầm với của em bé
– Đảm bảo các ổ điện được bọc kín.
Giúp em bé của bạn khám phá thế giới xung quanh thông qua thị giác
1. Đảm bảo em bé ở trong tư thế thoải mái để quan sát sự vật, hiện tượng và hành động.
2. Cho bé cầm sách nếu bé thích xem tranh trong sách .
3. Có thể bắt đầu cùng bé chơi ú òa và trốn tìm .
–
Giúp bé khám phá thế giới xung quanh thông qua Ngôn ngữ và Âm nhạc
1. Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Cố gắng đáp lại những gì bé bập bẹ, bắt chước những âm thanh mới mà bé tạo ra và trả lời khi bé “hỏi” hay “kể” điều gì đó.
2. Cố gắng hỏi những câu hỏi với những đồ vật quen thuộc như ‘Gấu của con đâu” và bạn có thể thấy bé thực sự đang tìm kiếm em gấu.
Những đồ chơi và trò chơi trong wonder week này
1. Đồ chơi nhà tắm.
2. Thảm chơi.
3. Bóng có gai hoặc có chuông bên trong.
4. Gương.
5. Lọ, hộp có đựng gạo bên trong.
6.Ảnh hoặc tranh của những em bé khác, của vậy thể hoặc động vật mà bé có thể nhận biết được bằng tên.
7. CD những bài hát thiếu nhi.
8. Vòng quay có thể quay, ví dụ bánh của xe ô tô đồ chơi.
Buổi nói chuyện vui vẻ : nói với bé về các đồ vật và sự việc mà bé nhìn, nghe, cảm nhận và nếm thấy. Nói ngắn gọn và đơn giản. Nhấn mạnh và những từ ngữ quan trọng.
– Cái gì sẽ xay ra tiếp theo ? Đầu tiên bạn nói ” Mẹ sẽ (dừng lại) nhéo mũi con” Sau đó sờ lấy mũi bé và nhẹ nhàng trêu đùa nó. Bạn có thể làm như thế với các bộ phận khác của cơ thể bé. TÌm hiểu xem chỗ nào bé thích được mẹ trêu đùa nhất. Mục đích của trò chơi này là để bé biết chính xác bạn sẽ làm gì tiếp theo.
– Nhìn vào tranh: Cho bé xem một bức tranh tươi sáng trong sách. Đảm bảo là bức tranh rực rỡ, ít chi tiết và bao gồm những đồ vật bé có thể nhận biết được. Cùng nhau nói về bức tranh và chỉ vào những đồ vật thật có ở cả trong tranh và trong phòng.
– Hát.
– Chơi ú òa, trốn tìm: Che mặt bé lại bằng khăn và hỏi “….Ở đâu” xem xem bé có thể kéo chăn ra khỏi mặt được không. Nếu bé chưa thể làm điều đó, hãy giúp đỡ bé bằng cách cầm tay bé và chầm chậm kéo chăn ra. Khi bé có thể nhìn thấy bạn hãy nói “Òa” . Giữ cho trò chơi đơn giản.
– Chơi với gương.
*** Hãy kiên nhẫn.
*** Đừng mất kiểm soát.
Vào khoảng giữ tuần 20 và 22, hoặc khi bé đã học được một số kĩ năng bé tự chọn thì bé sẽ trở nên bình tĩnh hơn, vui vẻ hơn bởi bé đã có thể làm được nhiều thứ hơn so với trước đây.