[Lược Dịch] Dạy Giáo dục giới tính cho trẻ tại nhà – 5 tuổi

Home/Cha mẹ tích cực/[Lược Dịch] Dạy Giáo dục giới tính cho trẻ tại nhà – 5 tuổi

Kể từ ngày hôm nay mình sẽ bắt đầu dịch dần dần tài liệu No place like home – tài liệu hướng dẫn cha mẹ cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 3 tuổi đến 18 tuổi,bản tiếng Anh bạn có thể download tại đây: https://drive.google.com/file/d/0BwZ7urltGVnHaXhIaFplczhpb00/view?usp=sharing .Hiện tại có bạn đã nhận lời dịch độ tuổi 4 tuổi rồi nên mình sẽ dịch phần 5 tuổi và up lên trước nhé . Bản tiếng Anh sẽ đầy đủ hơn bản tiếng Việt này nhé.
1. Trẻ em cân biết…Cha mẹ cần giải thích cho con.

Chắc chắn là khi được 5 tuổi, trẻ hoàn toàn có những ý tưởng hợp lý về cha và mẹ trong chủ đề tình dục…và liệu rằng có ổn khi nói đến điều này hay không. Từ khi sinh ra, trẻ em đã nhận được hàng loạt thông điệp về giới tính và tình dục thông qua cha mẹ mình: trẻ sơ sinh được ôm ấp và âu yếm được học về những đụng chạm yêu thương; trẻ chập chững khám phá cơ thể và nhanh chóng tìm hiểu về bộ phận sinh dục của mình cũng như cách cha mẹ phản ứng về hanh động đó của chúng. – trẻ tiền tiểu học khi hỏi bố minh ” Dương vật (cu)của con ở đâu ? đã có thể nhận thức được rằng liệu các câu hỏi giới tính có thể được thảo luận thoái mái trong gia đình mình hay không.
Trẻ 5 tuổi giao tiếp với cha mẹ, bạn bè, tivi, phim ảnh, sách báo …và những điều đó trực tiếp hoặc gián tiếp có ảnh hưởng tới cảm giác phát triển của một đứa trẻ về tình dục. Trẻ em không thể nào tránh khỏi những thông điệp tinnh dục  xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống trong thời đại này.
….
Cha mẹ có thể phản ứng với thắc mắc của trẻ bằng cách im lăng, lảng tránh, la mắng …đều nhấn mạnh rằng tình dục là xấu hoặc bẩn thỉu. Hoặc cha mẹ phản ứng với sự hao hứng, tận dụng cơ hội này để đưa ra những lơi giai thích trung thực và tran ngập yêu thương.
….
….2. Và lại tiếp tục
Những tò mò về tình dục và giới tính của 1 đứa trẻ 5 tuổi không khác gì mấy so với khi trẻ được 3 hay 4 tuổi. ,,Nhưng con của bạn hầu như chẳng nhớ gì mấy vì đây là một vấn đề phức tạp và có quá nhiêu thứ để tìm hiểu. Có thể con chỉ thực sự muốn tìm hiểu xem liệu có còn ổn khi nhắc đến chủ đề này không. Hãy kiên nhẫn và sẵn sàng hỗ trợ bé.
….
3. Nói chuyện về các vấn nạn tình dục
………Con bạn chưa thực sự phải bị rối trí về sự phức tạp của các mối quan hệ tinh dục, sự lây nhiễm tình dục ….Tuy nhiên, trẻ cân bạn đưa ra những lời chỉ bảo sơ đẳng nhất về chủ đề đáng sợ này.
Đây là thời điểm lý tưởng để đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về việc sức khỏe va giữ cho mình khỏe mạnh. Hãy giúp con của bạn thực sự hiểu rõ răng sức khỏe của bé hoàn toàn do bé kiểm soát. Những thói quen như rửa tay, ăn mặc phù hợp, ăn uống cân bằng, tập thể dục và nghỉ ngơi thật nhiều sẽ giúp bé khỏe mạnh. Hãy thảo luận những khái niệm cơ bản nhất về bệnh tật. Ví dụ, hãy giải thích cho bé rằng một vài bệnh như cúm, cảm lạnh, thủy đậu do vi trùng gây ra, nó lây lan từ ngươi nọ sang ngươi kia . Nếu những vi trùng  nay xâm nhập vào cơ thể bé, bé có thể  bị ốm. Hỏi bé xem liệu bé có biết gì về AIDS không ? (bé có thể sẽ trả lời có). Nói với bé răng AIDS là một căn bệnh được gây ra bởi  một loại virus.
Nói thế là đủ trong giai đoạn này nhưng có thể mở rộng khái niệm cho bé nếu bé có hứng thú. Kiểm tra xem bé biết được những gì về HIV/AIDS và chinh sưa lại những thông tin không chính xác.
Những thông điệp phù hợp trong giai đoạn này là :
– Bệnh AIDS gây ra bởi một loại Virus tên HIV.
– Một vài loại virus kiểu như HIV chi  lây lan bằng những cách đặc biệt (như là qua đường máu, từ 1 người nhiễm bệnh lây sang cơ thể người khác)
– Chúng ta không cần thiết phai tránh xa người có HIV hay người bị AIDS . HIV không phải dễ lây lan qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm…)
..
4. Những sự giúp đỡ nho nhỏ.
Bạn có thể  tìm thấy các tài liệu giáo dục giới tính như:
– How to talk to your child about sexuality – Planned Parenthood.
– Straight Talk – Marily Ratner & Susan Chamlin.
– How baby and famlilies are made – Patricia Straffer
– How to talk to your child about AIDS – Newyork University/SIIECUS
– Heather has 2 mommy – Leslea Newman ( về giới tính thứ 3)

5. Mang thai/Sinh con 101
Trẻ em rất tò mò về quá trình tạo ra em bé. Đa số các em nho 3 – 4 tuôi đều thích thú về cách làm thế nào đê 1 em bé chui ra khỏi người mẹ. THắc mắc của 1 em bé 5 tuổi có vẻ khó nhằn hơn ” Làm thế nào em bé chui vào đó?”
Nếu bé hỏi điều đó ở nơi đông người, bạn có thể nói rằng ” Đó là một câu hoi thú vị ! Mình sẽ nói về điều đó khi về nhà nhé”
Lời giải thích ngắn gọn về sự giao hợp là hòan toàn phù hợp ở độ tuổi lên 5. …..Cha mẹ có thể chọn câu trả lời đơn giản như : ” Khi bố và mẹ muốn có em bé, bố sẽ đặt dương vật vào âm đạo của mẹ. Điều đó thực sự rất đặc biệt và tràn ngập tình yêu. Tinh trùng ở trong cơ thể của bố sẽ di chuyển sang cơ thể của mẹ thông qua dương vật của bố. Nếu một con tinh trùng gặp được một tế bào trứng ở trog cơ thể của mẹ thì một em bé sẽ bắt đầu hình thành trong tử cung của mẹ”
Khi giai thích những chi tiết này cho bé, hãy luôn nhớ rằng môt em bé 5 tuổi chi hiểu theo nghĩa trực diện. Thuật ngữ “trứng” cần được giai thích rõ ràng, nếu không con bạn sẽ hình dung rằng mẹ đang đẻ trứng gà. Cũng hãy nhớ rằng, nói rõ thuật ngữ “tinh trùng” thay cho “hạt giống” để tránh khái niệm về hạt giống hoa đang nay mầm trong tử cung của mẹ.
……………..
6. Nếu con bạn không hỏi.
Nếu đến 5 tuôi, con cua bạn vẫn không có hứng thú hay đặt câu hoi liên quan đến tình dục thì đây là thời điểm để bắt đầu thảo luận.
Cách dễ dàng nhất là bắt đầu với những ” KHoảng thời gian dạy dỗ” – những sự kiện hàng ngày tạo cơ hội cho trẻ có những cuộc thảo luận về tình dục (như bác hàng xóm đang mang thai, 2 con chuột/chó đang giao hợp…) Hãy cố gắng đề cập đến những điều này để giang dạy cho con:
– Những cuốn sách tranh trẻ em về chủ đề giới tính rất thích hợp, hãy cùng nhau đọc chúng.
– Cùng xem album gia đình với anh đám cưới bố mẹ, ảnh mẹ đang mang thai và khi em bé trở về nhà.
– Hãy đưa ra những nhận xét về các vật dụng liên quan đến giới tính.
– Cùng xem phim hoặc TV.
– Hãy đề nghị con vẽ 1 bức tranh về cách em bé  được sinh ra.THảo luận quá trình đó.

7. Con nói lại xem nào ?
J: Bố ơi, thỉnh thoảng bố có dùng tom-tom không ?
D: Con nói cái gì cơ hả Jim ?
J: Thì tom-toms đó bố, giống thứ mẹ có  í.
D: Jimmy, tom-toms là trống, mẹ con có trống khống ?
J: Không ạ…Bố đi theo con đi, con chỉ cho bố xem.
Jimmy dắt bố vào nhà tắm, mở ngăn chứa đồ và lôi ra 1 chiếc hộp màu xanh. Khi nhìn vào đó bố cười và nói ” Những cái này gọi là tam-pons ! Chứ không phải tom-toms con ạ ” (tam-pons là một loại băng vệ sinh, nhưng không phải là loại miêngs mà giống như 1 chiếc que được đặt vào âm đạo để thám hút máu)
…………..
Jimmy hỏi thế vì khi đi siêu thị, em thấy mẹ bỏ 1 hộp tam-pons vào giỏ.
….
D: Con có biết tam-pons để làm gì không Jimmy ?
J: Mẹ đã nói với con rồi mà con quên mất ạ.
D: Như này nhé, mỗi tháng, bên trong tử cung của phụ nữ, một loại chất lỏng đặc biệt xuất hiện. Nếu người phụ nữ mang thai, chất lỏng này sẽ giúp em bé hình thành và lớn lên. Nếu như người phụ nữ không mang bầu thì chất lỏng này sẽ chảy ra ngoài thông qua âm đạo của người đó. Đó được gọi là đến chu kỳ kinh. Chất lỏng có chứa máu nên tampon được đặt vào trong âm đạo để thẩm hết máu đi, để máu dó không dây bẩn ra quần áo. Chảy máu là rất bình thường. Con hiểu không ?
J: À cũng có ạ.
D: Chỉ phụ nữ mới có kinh nguyệt thôi nên bố không phải dùng tam-pons và con cũng vậy.

Một em bé sẽ thấy hoảng hốt khi  biết được công dụng tam-pon hoặc băng vệ sinh. Liên tưởng máu với bị thương, bé sẽ lo sợ mẹ bị đau. Do vậy chỉ ra cho trẻ thông tin chính xác là rất cần thiệt.

Bên cạnh sự thật là Jimmy xứng đáng được nhận một câu trả lời trung thực, cha mẹ em đã hiểu rõ rằng em sẽ tiếp xúc với rất nhiều phụ nữ trong suốt cuộc đời của mình. Em cần phải hiểu cách thức cơ thể của giới nữ  hoạt động, cũng như của chính em. Thật không tốt nếu như giữ kín những chức năng của cơ thể. Bằng cách giải thích những vấn đề như kinh nguyệt là bình thường là khỏe manh, cha mẹ cũng giúp con cái chấp nhận điều đó dễ dàng hơn.

8…Và lại là một chủ đề khó khăn.
…………………
– Đa số trẻ em nghịch ngợm bộ phận sinh dục  vì trẻ mệt, chán nản hoặc lo âu, cũng như có thể vì bé thích điều đó.
– Nghịch bộ phân sinh dục là bình thường – Không nghichj cũng là bình thường
– Không có một mối nguy hại nào về thể chất và tâm lý khi các bé nghịch bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, nếu một em bé nghịch nó quá nhiều ( so sánh với các hoạt động khác ) thì nó có thể dẫn đến vấn đề liên quan. Nếu trẻ xuát hiện tình trạng này, cha mẹ hãy  tới bệnh viện để được tư vấn.
Nếu cha mẹ chấp nhận việc trẻ nghịch bộ phận sinh dục, thì cần phải giúp trẻ hiểu khái niệm về thời gian và địa điểm phù hợp ” Mẹ biết sờ vào bộ phận sinh dục làm con thấy dễ chịu, nhưng con hãy làm điều đó ở chỗ riêng tư chứ không phải ở nơi mọi người có thể thấy .” Điều này định ra những giới hạn vô cùng quan trọng với trẻ

Comments

comments

By | 2023-03-17T16:59:11+00:00 December 25th, 2014|Cha mẹ tích cực|0 Comments

About the Author:

Mẹ Ong Bông
Xin chào các bạn đến với blog của Mẹ Ong Bông. Hi vọng blog này sẽ giúp ích được cho các bạn trong hành trình nuôi dạy con cái của mình